Những thói quen xấu này của bà bầu có thể gây ra những nguy cơ rất lớn cho con yêu trong bụng. Các mẹ bầu hãy xem và tránh xa ra nha!
Tiến sĩ Mary Jo Messito, giáo sư nhi khoa lâm sàng tại Đại học Y khoa New York đã nghiên cứu và chỉ ra việc xem tivi trong lúc ăn không tốt cho sức khỏe bởi nó làm giảm chất lượng của bữa ăn. Khi mẹ vừa xem tivi vừa cho bé ăn, mẹ có thể không để ý đến những gợi ý tinh tế từ bé – dấu hiệu cho biết bé thích ăn món nào, bé đã ăn no hay chưa…
Mặc dù là nghiên cứu sơ bộ nhưng kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá nhiều và bỏ qua những tín hiệu về cảm giác no khi mẹ xem tivi trong bữa ăn. Mẹ bầu hãy loại bỏ thói quen xấu này. Trong bữa ăn, hãy chú ý vào thực đơn và tập trung để mang lại cảm giác ngon miệng, ăn một lượng đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và em bé.
Đọc thêm: 3 điều cần tránh khi bà bầu ăn uống
Cụ thể, một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI:
Đối với mẹ bầu đơn thai, nếu chỉ số BMI:
- BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg
- 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg
- 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg
- BMI > 30: béo phì: nếu có bầu chỉ nên tăng 5 đến 9,1 kg
Đối với mẹ bầu mang song thai, đa thai, thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau:
- BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ
- 18 <= BMI < 23: tăng từ 16,8 đến 24,5 kg
- 23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg
- BMI > 30: tăng từ 11,3 đến 19,1 kg
BMI là chỉ số khối lượng cơ thể (BMI=W/H2, trong đó W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m). Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của mẹ.
Việc mẹ bầu không tăng đủ cân trong thai kỳ có thể do cơ thể không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé.
Ví dụ: Nếu chế độ ăn không cung cấp cho mẹ bầu ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày thì em bé trong bụng dễ mắc dị tật ống thần kinh và xương sống.
Chế độ ăn thiếu hụt các loại vitamin như vitamin A, E, K, B2 và những chất khác (như sắt, canxi, kẽm, magiê) có liên quan đến chứng thiếu máu ở người mẹ và gây giảm chức năng não của bé.
Nếu mẹ tăng không đủ cân, mẹ bầu còn dễ phải đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm hoặc bé dễ bị nhẹ cân sau khi chào đời, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau.
Một nghiên cứu từ Đại học Aarhus công bố trên tờ PloS ONE chỉ ra rằng những mẹ bầu bị stress khi mang thai khiến bé sinh ra có nguy cơ bị béo phì hoặc béo phì lúc trưởng thành. Nghiên cứu nhấn mạnh một thực tế là cảm xúc tích cực – sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất.
Khi bị stress, mẹ bầu nên chia sẻ những cảm xúc tiêu cực đó với người thân, bạn bè của mình; tránh để cảm xúc tiêu cực tích tụ, dồn nén lâu ngày ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân và cả em bé trong bụng. Mẹ cũng có thể chia sẻ những căng thẳng đó với bác sỹ, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Xem tivi trong bữa ăn
Theo một nghiên cứu mới được đưa ra tại cuộc họp nhi khoa thường niên của Hội hàn lâm tại Vancouver, Canada: Phụ nữ mang thai xem tivi trong khi ăn dễ duy trì thói quen này khi họ sinh em bé và hình thành thói quen xem tivi trong lúc ăn không tốt cho bé – một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ béo phì về sau cho trẻ sơ sinh.Tiến sĩ Mary Jo Messito, giáo sư nhi khoa lâm sàng tại Đại học Y khoa New York đã nghiên cứu và chỉ ra việc xem tivi trong lúc ăn không tốt cho sức khỏe bởi nó làm giảm chất lượng của bữa ăn. Khi mẹ vừa xem tivi vừa cho bé ăn, mẹ có thể không để ý đến những gợi ý tinh tế từ bé – dấu hiệu cho biết bé thích ăn món nào, bé đã ăn no hay chưa…
Mặc dù là nghiên cứu sơ bộ nhưng kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá nhiều và bỏ qua những tín hiệu về cảm giác no khi mẹ xem tivi trong bữa ăn. Mẹ bầu hãy loại bỏ thói quen xấu này. Trong bữa ăn, hãy chú ý vào thực đơn và tập trung để mang lại cảm giác ngon miệng, ăn một lượng đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và em bé.
Thường xuyên ăn thịt đỏ
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra việc ăn thịt đỏ thường xuyên sẽ khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kì dẫn đến những rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Một nghiên cứu khác trên tạp chí Diabetes Care cho thấy, nguy cơ trẻ bị béo phì tăng lên đáng kể khi mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chất béo dư thừa và các chất phụ gia có trong các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Bà bầu bổ sung nửa khẩu phần quả hạch nhân mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ đến 40%.Đọc thêm: 3 điều cần tránh khi bà bầu ăn uống
Tăng cân quá nhiều
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS Medicine: Những bà bầu tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến cơ chế cân bằng năng lượng như kiểm soát sự thèm ăn ở con mình. Vì vậy, duy trì việc tăng cân hợp lý khi mang thai sẽ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.Cụ thể, một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI:
Đối với mẹ bầu đơn thai, nếu chỉ số BMI:
- BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg
- 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg
- 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg
- BMI > 30: béo phì: nếu có bầu chỉ nên tăng 5 đến 9,1 kg
Đối với mẹ bầu mang song thai, đa thai, thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau:
- BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ
- 18 <= BMI < 23: tăng từ 16,8 đến 24,5 kg
- 23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg
- BMI > 30: tăng từ 11,3 đến 19,1 kg
BMI là chỉ số khối lượng cơ thể (BMI=W/H2, trong đó W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m). Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của mẹ.
Việc mẹ bầu không tăng đủ cân trong thai kỳ có thể do cơ thể không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé.
Ví dụ: Nếu chế độ ăn không cung cấp cho mẹ bầu ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày thì em bé trong bụng dễ mắc dị tật ống thần kinh và xương sống.
Chế độ ăn thiếu hụt các loại vitamin như vitamin A, E, K, B2 và những chất khác (như sắt, canxi, kẽm, magiê) có liên quan đến chứng thiếu máu ở người mẹ và gây giảm chức năng não của bé.
Nếu mẹ tăng không đủ cân, mẹ bầu còn dễ phải đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm hoặc bé dễ bị nhẹ cân sau khi chào đời, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm
Nghiên cứu từ Đại học McMaster cho thấy việc thai phụ sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) có thể dẫn đến tích tụ chất béo xung quanh gan, tiểu đường type 2 và bệnh béo phì ở trẻ sau này. Khi phải sử dụng thuốc chống trầm cảm trong khi mang thai, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sỹ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
Bà bầu thường xuyên stress
Khi bị stress, mẹ bầu nên chia sẻ những cảm xúc tiêu cực đó với người thân, bạn bè của mình; tránh để cảm xúc tiêu cực tích tụ, dồn nén lâu ngày ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân và cả em bé trong bụng. Mẹ cũng có thể chia sẻ những căng thẳng đó với bác sỹ, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
0 nhận xét: