Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất của tự nhiên, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong những tháng ngày đầu tiên. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn tốt cho các mẹ bầu. Hiện nay, nhiều mẹ bầu sau khi sinh bị rơi vào tình trạng tắc tia sữa mà không biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa.
Nguyên nhân tắc tia sữa
Sữa mẹ được sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về và chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một số lí do mà lòng ống dẫn sữa bị bít lại, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài. Đó gọi là tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh.
Bác sĩ Nguyễn Minh Thanh, Khoa sản - BV Phụ sản Hà Nội đã chỉ ra nguyên nhân quan trọng khiến các mẹ bầu bị tắc tia sữa sau sinh: “Ngay sau khi sinh 2 đến 3 ngày, lượng sữa của các mẹ về nhiều, chủ yếu là các tia sữa non và đặc. Khi đó tâm lý chung của các mẹ sau sinh nghĩ là sữa về chưa đủ cho trẻ ăn nên thường sợ trẻ đói và cho trẻ bú sữa ngoài. Khi lượng sữa về nhiều mà không được trẻ bú cũng như vắt ra thì sẽ đọng lại tạo thành khối trong tuyến sữa. Đồng thời, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa nặng hơn ”.
Ngoài ra, hiện tượng tắc tia sữa ở mẹ còn xuất phát từ nguyên nhân: Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết, đồng thời cũng làm giảm tiết sữa.
Mẹ bầu bị tắc tia sữa sau sinh, nên cho con bú mút, càng nhiều càng tốt (ảnh minh họa)
Dấu hiệu nhận biết
Mẹ bầu bị tắc tia sữa sau sinh có thể nhận biết bằng thị giác và cảm giác. “Khi thấy bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng ngày càng căng dần, đau tức và tia sữa ra không đều hoặc không tiết ra sữa thì chứng tỏ mẹ bầu đã bị tắc tia sữa”, bác sĩ Thanh chỉ rõ dấu hiệu.
Bác sĩ Thanh cũng cho biết thêm, có những dấu hiệu khác nhau để nhận biết mẹ bầu bị tắc tia sữa tùy vào mức độ nghiêm trọng:
- Đối với những mẹ tắc tia sữa nhẹ sẽ có dấu hiệu: Căng, cương cứng và đau. Khi phát hiện bầu vú căng, mẹ bầu cần chú ý quan sát bề mặt vú có sưng và đau không(?). Nếu có, mẹ bầu phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết.
- Đối với những mẹ bầu tắc tia sữa nhẹ mà không kịp điều trị sẽ dẫn đến tình trạng bầu vú: sưng, đỏ, đau và viêm tuyến sữa.
Cách phòng, chữa
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, mẹ bầu bị tắc tia sữa nên cho con bú, càng cho con bú mút nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng như các mẹ bầu khác để sữa về. Đặc biệt, khi trẻ bú xong bữa mà sữa mẹ còn nhiều, mẹ bầu phải vắt cạn lượng sữa còn lại để sữa tiếp tục tiết ra.
Đồng thời, bác sĩ Thanh có đưa ra những biện pháp thông và phòng ngừa tắc tia sữa cho các mẹ bầu:
Cách phòng tránh tắc tia sữa
- Maseger đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ đầu vú.
- Vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách phòng tránh tắc tia sữa (ảnh minh họa)
Cách thông tia sữa
Mẹ bầu có thể chườm nóng bằng nước nóng hoặc cơm nóng bọc vào khăn xô. Dưới tác động của nước nóng, sữa đông kết tan dần, giúp tuyến sữa được lưu thông.
Sau đó dùng mu bàn tay day nhẹ nhàng cường độ mạnh dần vào vùng ngực có tuyến sữa bị tắc. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. Mẹ bầu nên day nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu được và day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần và ngược lại.
Sau khi đã chườm và day thì bạn nên vắt sữa ra và tốt nhất là nên cho bé bú luôn khi sản phụ chưa bị tắc tia sữa dạng apxe.
(Bài viết không đề cập đến một số bệnh lí gây tắc tia sữa).
Liên kết hữu ích cho bà bầu: Tai nghe bà bầu Tiptop Kid Music, tai nghe cho thai nhi
0 nhận xét: