1. Không cho bé thư giãn trước khi ngủ
Khoảng thời gian thư giãn trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bé có giấc ngủ sâu hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng cho bản thân. Để bé thư giãn khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ là hợp lý nhất (6 giờ đến 7 giờ tối là khoảng thời gian thích hợp cho bé thư giãn trước khi đi ngủ).
Kéo rèm cửa, bật đèn ngủ để làm tối căn phòng, chuẩn bị một câu chuyện để kể cho bé hay những vật dụng mà bé yêu thích. Tắm bé với nước ấm trước khi đi ngủ để làm dịu da bé, sau đó mặc đồ ngủ và đưa bé vào phòng tối, mở một bản nhạc hát ru hay kể một câu chuyện vui, chơi đùa cùng bé. Sau đó, ôm bé và bắt đầu ru ngủ. Khi bé rơi vào trạng thái buồn ngủ mới nên đưa bé vào nôi hoặc giường.
2. Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của bé
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường phát ra dấu hiệu khi trẻ mệt mỏi và cần đi ngủ. Những dấu hiệu bao gồm: dụi mắt, ngáp dài, cơ thể thiếu linh hoạt, cau có và kêu nhặng xị, mất hứng thú với đồ chơi mà bé yêu thích.
Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu của cơn buồn ngủ tự nhiên này, cơ thể bé sẽ bị mệt mỏi. Bố mẹ nên để mắt theo dõi bé thường xuyên để biết được lúc nào bé cần đi ngủ. Nếu không thấy được các dấu hiệu này, bạn hãy đưa bé đến một căn phòng tối và yên tĩnh. Bắt đầu các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng, và khi cơn buồn ngủ đến gần những dấu hiệu trên sẽ bắt đầu xuất hiện.
Khi bé mệt mỏi do hoạt động quá mức, bố mẹ cần đưa bé vào không gian yên tĩnh, dành nhiều thời gian hơn thông thường để giúp bé lấy lại cân bằng và rơi vào trạng thái buồn ngủ.
3. Chuyển bé từ cũi sang giường ngủ quá sớm
Đây là một sai lầm mà các bậc cha mẹ thường mắc phải. Tốt nhất, hãy để bé nằm cũi đến khi bé khoảng hai tuổi. Bé ngủ trong cũi sẽ được bảo vệ an toàn hơn.
Có 2 cách để bé làm quen với việc ngủ trên giường:
Cách 1: Loại bỏ nôi cũ và thay thế bằng chiếc giường lớn hơn cho bé, cần nhớ là giường phải có hàng rào bảo vệ hai mặt. Đặt giường sát tường, cạnh còn lại của giường sẽ trống, nên bạn có thể chắn thêm gối.
Cách 2: Tháo 1 cạnh của nôi và kê một số gối bảo vệ phòng khi bé rơi ra ngoài. Khi bé đã quen bạn cho bé ngủ trưa trên giường mới. Sau đó, cho bé ngủ trọn đêm trên giường.
Cho dù bạn chọn cách nào thì hãy chắc chắn rằng bé không ra khỏi giường mà không có bạn.
4. Để trẻ ngủ mọi lúc mọi nơi
Việc cho con ngủ theo đúng lịch trình định sẵn thật sự gây ra nhiều khó khăn với các bà mẹ. Nhưng những giấc ngủ trưa chớp nhoáng trong xe đẩy, ở ghế ô tô, hoặc trong những cửa hàng, quán ăn... sẽ không cung cấp giấc ngủ đủ sâu và yên tĩnh cho bé.
Vì vậy để phát triển một thói quen ngủ tốt, bạn cần có một không gian ngủ quen thuộc đảm bảo được sự hài hoà để bé chìm vào giấc ngủ mỗi ngày. Nếu bạn phải ra ngoài vào ban đêm, hãy nhờ người giữa trẻ hoặc người thân trong gia đình để giúp đỡ để bé không phải mất ngủ trong môi trường không thân thuộc.
5. Không có lịch ngủ cụ thể cho bé
Sự đồng nhất là điều cần thiết cho trẻ, đặc biệt là đối với giấc ngủ. Những đứa trẻ cần một lịch ngủ trưa và tối đúng giờ để điều tiết chu kỳ hormone ngày và đêm, cũng như giữ trạng thái cân bằng cho trái tim và tâm trí trẻ. Lịch trình ngủ rất quan trọng trong việc thiết lập cơ chế đồng hồ sinh học cho cơ thể trẻ. Một lịch trình ngủ hợp lý sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn và tránh được tình trạng mất ngủ.
Trái lại nếu lịch trình ngủ thay đổi thường xuyên do cha mẹ cho trẻ ngủ quá sớm hay quá trễ sẽ khiến trẻ mệt mỏi, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, sẽ có ngày con bạn ngủ nhiều hơn và những ngày khác ít hơn nên bạn cần linh hoạt để điều chỉnh lịch cho phù hợp.
6. Quan niệm cho trẻ ngủ muộn, trẻ sẽ ngủ ngon hơn
Thoạt nghe, có vẻ đây là một ý tưởng hay nhưng sự thật là ngay cả đối với những đứa trẻ đã lớn, khi ngủ trễ chúng thậm chí còn không muốn ngủ cho đến trưa ngày hôm sau. Điều này không hiệu quả cho bé của bạn.
Đồng hồ sinh học làm cho bé thức dậy cùng một thời điểm vào buổi sáng, và ngủ cùng thời điểm vào buổi tối. Vì vậy việc cha mẹ cho bé thức khuya chỉ làm bé thêm mệt vào ngày hôm sau. Thiết lập một thời gian ngủ đồng nhất đảm bảo con bạn ngủ được từ 10-11 giờ mỗi đêm sẽ tốt cho bé.
Nếu bé của bạn dậy quá sớm (trước 6 giờ sáng), đó là dấu hiệu cho thấy con bạn đi ngủ quá muộn. Hãy cho bé ngủ sớm lên 30 phút hoặc thậm chí một giờ vào buổi tối.
7. Dỗ bé ngủ lúc nửa đêm
Việc phải thức dậy lúc nửa đêm để dỗ con là do các bậc phụ huynh đã mắc sai lầm lớn về việc cho con ngủ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ ở trẻ. Cha mẹ vô tình làm cho việc khóc giữa đêm của con diễn ra nhiều hơn khiến việc mất ngủ lặp lại nhiều lần.
Ví dụ như: Tôi để cho con khóc trong 30 phút và sau đó tôi bế con ra ngoài và dỗ nó ngủ bởi vì tôi không thể chịu được nữa. Các bé sẽ hiểu rằng nếu nó khóc hoài cuối cùng bạn cũng cho nó điều nó muốn, và bạn sẽ lặp lại điều đó nhiều lần khi con thức dậy suốt đêm.
8. Bố mẹ không cùng quan điểm về việc cho con ngủ
Cha mẹ phải thống nhất với nhau về việc cải thiện giấc ngủ cho bé. Hai bạn phải đồng thuận về cách thức các bạn sẽ sử dụng để giúp cho con mình tự học cách làm dịu bản thân và có một đêm ngon giấc.
Những quyết định quan trọng cần phải được thoả thuận trước như: Mấy giờ thì bé cần đi ngủ? Khi nào cho bé dậy? Có thể dựa trên thói quen ngủ của con để đưa ra một phương pháp và lịch ngủ cho con thống nhất.
9. Từ bỏ việc tạo lập thói quen ngủ cho con quá sớm
Mốt số phụ huynh tin rằng thói quen ngủ của con sẽ thay đổi dựa trên thói quen ngủ của chính họ và họ phải chịu đựng việc mất ngủ thường xuyên khi chờ đợi. Thật sự điều này không đúng. Dành nhiều thời gian và sự nỗ lực, bé của bạn sẽ hình thành một thói quen ngủ tốt.
Liên kết hữu ích cho bà bầu: Tai nghe bà bầu Tiptop Kid Music, tai nghe cho thai nhi
0 nhận xét: